Hẳn trong chúng ta ai cũng đã từng dùng ít nhất một lần chất này rồi. Caffeine có trong rất nhiều loại đồ uống thông thường như: Trà, một số loại nước ngọt có ga, cà phê, thuốc lá, socola, một số loại thuốc, thậm chí món bánh plan khoái khẩu, thạch rau câu vị cafe hay tỷ tỷ những món thực phẩm thường ngày khác.
Theo thống kê, tổng khối lượng Caffeine được sử dụng trong 1 năm ngang với tổng khối lượng của 14 tòa tháp Eiffel. Có nghĩa là vào khoảng 252.532 tấn. Một con số không hề nhỏ so với một tách cafe vào buổi sớm. Đương nhiên, đó là cả thế giới sử dụng trong vòng 1 năm chứ không phải là một mình bạn vừa nốc hết 14 tòa Eiffel đâu nhé!
Caffeine giúp chúng ta tỉnh táo, vui vẻ, tập trung và tràn đầy năng lượng, ngay cả khi chúng ta ngủ không đủ giấc. Nhưng nó cũng khiến chúng ta lo lắng và bồn chồn. Nghe có vẻ hơi "ba phải" nhỉ? Vậy nhưng tất cả đều phụ thuộc vào liều lượng sử dụng và nồng độ Caffeine trong máu sẽ quyết định kết quả của phản ứng sinh hóa trong não bộ.
Trong cơ thể người, Caffeine hoạt động như một chất kích thích của hệ thần kinh trung ương. Nó giúp chúng ta ngăn chặn một phần tử gây ngủ của chính cơ thể, một chất có tên gọi là Adnosine. Chính vì điều này mà một tách cafe có thể khiến bạn thoải mái suốt một ngày dài năng động, và cũng có thể làm bạn thức trắng đêm.
Cơ thể luôn cần một lượng năng lượng liên tục, nguồn năng lượng đó có được từ sự phân giải một chất có tên gọi là ATP. Tuy nhiên trong quá trình đó, nó giải phóng một chất trụ cột có tên là Adnosine, thứ mà chúng ta vừa được biết ở đoạn trên. Trong các tế bào thần kinh của bạn thì lại có các thụ thể vừa khớp với các phần tử này. Và khi Adnosine kết hợp với các thụ thể, nó kích hoạt một loạt các phản ứng hóa học khiến cho tốc độ truyền thông tin giữa các neuron thần kinh chậm đi, kết quả là bạn bắt đầu cảm thấy buồn ngủ cùng với sự mệt mỏi.
Vậy thì, Caffeine đã làm cách nào để chống lại Adnosine và bảo vệ đống giấy tờ trên bàn làm việc của chúng ta vào mỗi buôi sáng?
Câu trả lời: Caffeine là chất đối kháng thụ thể với Adnosine, điều đó có nghĩa nó có thể bám vào các thụ thể của Adnosine trên các thế bào thần kinh. Tuy nhiên nó không giống Adnosine, không kích hoạt các phản ứng trên đó. Có thể hiểu, Adnosine ức chế thần kinh của bạn, và Caffeine thì ngược lại. Hay nói một cách đơn giản hơn, Caffeine đã "ngồi" vào vị trí của Adnosine và...không làm gì cả. Chỉ đơn giản là chiếm lấy vị trí đó và để các xung điện sinh học có thể chạy qua. Quả là một "kẻ lười biếng có ích"!.
Tuy nhiên các tế bào thần kinh sẽ tự tạo ra các thụ thể mới, và điều đó khiến bạn càng lúc càng cần nhiều Caffeine hơn để giữ nguyên mức tỉnh táo của mình.
Caffeine còn có tác dụng ức chế một số bệnh về thần kinh như Pakinton, lão hóa thần kinh. Tuy nhiên nó cũng sẽ khiến bạn cảm thấy trống trải và nóng giận khi ngưng sử dụng. Đừng lo, cơ thể bạn sẽ trở về bình thường sau 1-2 ngày.
Mặc dù nó là chất kích thích, và cũng là một trong những chất có khả năng gây nghiện, nhưng nếu sử dụng một cách hợp lí thì nó lại là một người bạn rất tốt cho tim mạch, và cho...công việc của bạn nữa. Còn về việc sử dụng thế nào là hợp lý, thì hẹn gặp lại bạn đọc ở bài sau hoặc ckick link http://trangtinkhoahoc.com/caffeine-su-dung-the-nao-la-dung/html để theo dõi kì tiếp theo.
Cảm ơn vì đã quan tâm đến web, chúc các bạn một ngày làm việc và học tập thật tốt!
Thân ái!
Nguồn: Group facebook: Sinh viên Khoa Sinh Học - Công Nghệ Sinh Học - ĐHKHTN TP.Hồ Chí Minh
Không có nhận xét nào:
Write nhận xét